5 Giải pháp đơn giản điều trị bệnh biếng ăn ở trẻ

 15/12/2020

Nội dung bài viết:

  1. Tập cho trẻ có thói quen vận động
  2. Tạo không khí vui vẻ và ấm cúng cho bữa ăn
  3. Để con chủ động ăn và tự ăn
  4. Không hình thành những thói quen xấu
  5. “Ba mẹ là đầu bếp nhà hàng 5 sao, cho con làm thực khách VIP!”

“Bác sĩ ơi con em sao cứ mãi không chịu ăn!”

Có rất nhiều mẹ hay than thở với bác sĩ rằng “Cứ đến giờ ăn của con là cứ như một cực hình, cả nhà cứ như phải vật lộn, làm đủ trò chạy theo con năn nỉ để… bé ăn! Nhưng bé chỉ ăn đươc 1 ít rồi lại đâu vào đó! Có cách nào để khiến bé chủ động ăn và ăn nhiều hơn không?”

Vì đối với mỗi bé, lý do gây biếng ăn có thể khác nhau, để trả lời cho những thắc mắc đó, việc đầu tiên các ba mẹ cần làm là phải tìm ra nguyên nhân chính xác đã được đề cập chi tiết tại đây (chèn link bài). Sau đó hãy cùng tham khảo gợi ý 5 cách đơn giản giúp trị chứng biếng ăn và tăng cảm giác ăn ngon miệng trở lại sau đây từ NutiFood:

1. Tập cho trẻ có thói quen vận động

Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn, bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng, mẹ nên tập cho trẻ thói quen vận động. Có thể đưa con ra ngoài chơi, cho trẻ vui đùa, tập đi xe, tập các môn thể thao vừa sức với lứa tuổi như bơi, chạy xe đạp, học võ, học múa, nhảy nhịp điệu,… Tạo ra ra những không gian vừa chơi vừa học cho trẻ tại công viên, sân nhà, khu vực hàng xóm, sân vận động, khu vui chơi sẽ kích thích sự năng nổ, ưa thích hoạt động thể chất của bé.

Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhanh chóng không chỉ giúp bé mau đói, kích thích ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn, có giấc ngủ tốt hơn mà còn kích thích phát triển chiều cao và sức đề kháng cho bé.

1. Tạo không khí vui vẻ và ấm cúng cho bữa ăn:

Ngồi ăn cùng gia đình, tương tác trò chuyện cùng bé:

Thay vì chỉ ngồi ăn một mình buồn chán, hãy để bé cùng ngồi ăn với cả gia đình. Không khí ấm áp tràn ngập tiếng cười và sự tương tác, quan tâm của bố mẹ sẽ khiến bé cảm thấy an toàn và thích thú ăn hơn.

Ngoài ra, bạn còn có thể để bé quan sát bạn khi bạn đang nấu nướng và cho bé tham gia một số khâu chuẩn bị đơn giản như rửa rau, nhặt rau, trộn gia vị. Điều này không chỉ giúp bé học được tính tự lập, làm quen với việc nhà mà bé còn thấy món rau mà mình tự tay nhặt, món thịt mình tự tay trộn gia vị ngon hơn rất nhiều.

Không la hét, dùng bạo lực, nên ngừng khi con đã nói mình no:

Việc gây sức ép để trẻ ăn chưa bao giờ là một biện pháp tốt về lâu dài. Ba mẹ nên biết rằng "không" là một dấu hiệu rõ ràng và việc ép bé ăn thêm “thìa cơm cuối cùng” là không cần thiết. Nếu bé nói rằng bé đã no, hãy để bé đặt bát xuống. Ngoài ra sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ cũng sẽ làm bé căng thẳng và ăn mất ngon.

1. Để con chủ động ăn và tự ăn

Đừng để bé phụ thuộc vào việc bón ăn của ba mẹ, hãy để bé tự tiếp xúc và xúc đồ ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn.  Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy. Nếu mẹ cứ bón mãi vì sợ trẻ biếng ăn, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, vì cũng là mẹ làm cho bé.

Sự chủ động còn được thể hiện ở việc bé được tự chọn thực đơn ăn uống cho mình. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy mình có quyền lựa chọn nên sẽ có tâm lý thoải mái hơn với giờ ăn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ sẽ nuông chiều chỉ cho bé ăn một loại bé thích, bạn luôn có thể biến tấu sáng tạo để đảm bảo đa dạng dinh dưỡng mà vẫn đúng sở thích của con.

2. Không hình thành những thói quen xấu:

Đừng cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn

Nhiều cha mẹ cứ thấy con đòi ăn món gì là cho con ăn món đó, uống sữa bao nhiêu tuỳ thích mà không kiểm soát con. Chính điều ấy khiến trẻ không bao giờ cảm thấy đói. Trẻ biết nếu nhịn ăn bữa chính vẫn có những món ăn vặt thú vị hơn nhiều. Bạn nên quan sát thử xem liệu bé có hay ăn vặt không. Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ. Vì thế cha mẹ không nên để con ăn vặt nhiều lần, nếu có thì chỉ nên cho con ăn sau bữa ăn chính.

Ngoài ra, mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa xem tivi, chơi game, không dùng đồ công nghệ như điện thoại, ipad để “dụ” bé ăn hay để con vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa uống.

3. “Ba mẹ là đầu bếp nhà hàng 5 sao, cho con làm thực khách VIP!”

Cuối cùng, bởi nấu ăn cho gia đình thật sự là một môn nghệ thuật, hãy luôn nghĩ mình đang là vị đầu bếp tài năng đang mang đến cho con – vị khách đặc biệt nhất những bữa ăn chất lượng và ngon lành. Bằng cách này, không chỉ khiến cho mẹ tìm thấy niềm vui và bớt căng thẳng trong quá trình nuôi dưỡng bé mà thật sự có thể cải thiện sức ăn của con. Bé ăn ngon, ngủ khỏe tăng cân đều đều, phát triển khỏe mạnh là cả nhà cùng vui.

Chất lượng:

Đảm bảo thực phẩm luôn sạch, mới, hạn chế hâm đi hâm lại đồ cũ nhiều lần vừa khiến bé mau ngán vừa không đảm bảo vệ sinh.

Số lượng:

Giảm kích thước các phần ăn của bé khi trẻ biếng ăn. Một bát cơm đầy ắp sẽ không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại điều sẽ càng này khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Một phần vừa đủ sẽ khiến bé thích thú khi ăn hơn là phải “chiến đấu” với một tô cơm đầy ụ.

Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn.

Hình thức:

Dành thêm một chút thời gian để đầu tư trang trí cho phần ăn của bé thật đáng yêu, nhiều màu sắc vui mắt ngon lành. Ví dụ như mẹ có thể làm món salad thập cẩm với cà rốt, ớt chuông, giá đỗ, khoai tây mềm, dưa chuột,… hoặc salad trái cây để bé có hứng thú ăn ngon hơn.

Không gian:

Thường xuyên dọn dẹp khu vực xung quanh để đảm bảo không gian ăn uống của bé luôn thoáng mát, sạch sẽ. Một chút trang trí với màu sắc rực rỡ và những hình thù dễ thương cũng là một điểm cộng giúp bé hứng thú khi đến giờ ăn hơn.

Hiểu và tìm “gu” ăn uống của con:

Bằng cách chú ý cách con phản ứng và sức ăn của con qua mỗi bữa ăn, các mẹ sẽ nhận ra bé thích ăn món nào. Từ đó kết hợp món mới và món bé thích để đa dạng hóa bữa ăn hoặc áp dụng chiết thuật "bình mới rượu cũ" bằng cách thay vì cho bé ăn thịt với cơm, mẹ hãy làm bánh mì kẹp thịt kiểu Mỹ, thay vì ăn trực tiếp thì xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại chẳng hạn. Những sự biến tấu nho nhỏ là lạ sẽ khiến bé thích thú khi ăn hơn. 

KẾT:

Hành trình điều trị chứng biếng ăn ở trẻ tuy không quá phức tạp nhưng thật sự đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiến thức của ba mẹ khi chăm sóc bé. Từ những thông tin được đề cập trong chuỗi 2 bài viết, NutiFood hy vọng cả nhà có thể tự tin “xóa sổ” thành công chứng biếng ăn ở trẻ một cách nhanh chóng.

Với kiến thức chuyên môn vững vàng, cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, các chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood đã nghiên cứu thành công và cho ra đời sản phẩm Pedia Plus như một giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt dành cho trẻ biếng ăn. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tiêu chuẩn quốc tế như: bổ sung DHA, ARA, Taurin, Cholin - giúp trẻ phát triển trí thông minh; MCT, Lysine - giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt; Prebiotic (FOS, Inulin) – sản sinh ra các vi khuẩn có lợi, giúp tiêu hóa tốt, hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ… Pedia Plus của NutiFood được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp phục hồi hoàn toàn tình trạng suy dinh dưỡng do biếng ăn của trẻ chỉ trong vòng 04 tháng kể từ khi sử dụng.

Đừng quên ba mẹ luôn có thể đọc thêm thông tin sản phẩm dinh dưỡng Pedia Plus tại: www.nutifood.com.vn hoặc liên hệ nhận được tư vấn chi tiết từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng tại hotline  (028) 38255 777 hoặc email:  nutiood@nutifood.com.vn

 

Cùng chuyên mục

NutiMilk
Hotline
Hotline