Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 2

 23/10/2017

Nhiều trường hợp phát hiện ĐTĐ do tình cờ đến khám sức khỏe định kỳ hoặc vào viện với lý do khác: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể… Dưới đây là cách nhận biết một số dấu hiệu của bệnh ĐTĐ:

Biểu hiện của bệnh ĐTĐ

  • Khát nước và đi tiểu nhiều: lý do là vì số lượng dư glucose lưu chuyển trong cơ thể hút nước từ các mô, làm cho bệnh nhân cảm thấy khát nước. Bệnh nhân sẽ phải uống nước hoặc các chất giải khát khác nhưng càng uống nhiều thì sẽ càng tiểu nhiều.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: khi bị tiểu đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
  • Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân: Giảm cân không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calo trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.
  • Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói: Đây cũng là một trong những dấu hiệu cơ bản của đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.

Thường xuyên mệt mỏi cũng là một trong những dấu hiệu đái tháo đường (ảnh minh họa)

  • Vết thương lâu lành: Vết thương rất khó lành do nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn.
  • Nhiễm trùng: Một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do đường máu cao, hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân ĐTĐ.
  • Rối lọan tình dục: Một số trường hợp, đái tháo đường làm cho bệnh nhân nam bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm; bệnh nhân nữ thì giảm ham muốn, khô âm đạo,…
  • Nhìn mờ: Dấu hiệu của bệnh tiểu đường này không đặc hiệu cho đái tháo đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.

Vậy mục tiêu điều trị đái tháo đường là gì?

Theo hướng dẫn của hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thì mục tiêu kiểm soát đường huyết bao gồm: Mức đường huyết lúc đói <7 mmol/l; Đường huyết sau ăn 2h < 11 mmol/l; chỉ số HbA1C < 7%. Tuy nhiên mức kiểm soát đường huyết của từng người khác nhau tùy theo thời gian mắc bệnh, biến chứng và bệnh lý kèm theo.

Tham khảo thông tin sản phẩm Diabet Care Diamond, sản phẩm đặc chế cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường: https://nutifood.com.vn/chi-tiet-san-pham/diabet-care-diamond.html

(Theo Dân Trí)

Cùng chuyên mục

NutiMilk
Hotline
Hotline