Cẩm nang theo dõi cân nặng khoa học cho mẹ bầu và thai nhi

 10/11/2020

Nội dung bài viết     

  1. Vì sao mẹ cần tăng cân hợp lý khi mang thai
  2. Những hiểu lầm thường gặp 
  3. Mẹ bầu tăng bao nhiêu ký là chuẩn?
  4. Nguy cơ sức khoẻ khi mẹ tăng cân quá nhiều
  5. Tại sao mẹ tăng trung bình từ 10 – 12 kg mà bé ra đời chỉ nặng 3 – 4 kg?
  6. Cân nặng của thai nhi theo tiêu chuẩn quốc tế
  7. Bí quyết để thai nhi đạt chuẩn cân nặng
  8. Các tình huống thường gặp và giải pháp
  9. Lưu ý khi theo dõi cân nặng của mẹ bầu

________________________________________________________________________
Trong suốt thời gian mang thai của mình, hầu hết các mẹ bầu đều tăng cân. Dù việc tăng ít hay nhiều, tăng bao nhiêu kí là chỉ số thể hiện sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển của bé trong suốt hành trình 9 tháng 10 ngày, nhưng khi đứng trước những câu hỏi “Mẹ tăng cân như thế nào thì hợp lý?” “Cân nặng của thai nhi bao nhiêu là đạt chuẩn?”,… không phải mẹ nào cũng tự tin hiểu rõ để áp dụng một cách lành mạnh và khoa học. Bài viết chi tiết lần này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hội mẹ bầu cần biết về vấn đề tăng cân khi mang thai.

1. Tầm quan trọng của tăng cân hợp lý khi mang thai:

Trong giai đoạn mang thai, cân nặng là vấn đề được phụ nữ quan tâm hàng đầu. Theo kết quả nghiên cứu của đại học Saint Louis được công bố trển tạp chí Sản khoa của Mỹ, trọng lượng của mẹ trong thời gian mang thai lần đầu không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở an toàn và sự phát triển của bé yêu hiện tại mà còn ảnh hưởng đến những lần mang thai sau. Mẹ nhẹ cân hoặc quá nặng cân đều ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con, và gây biến chứng trong những lần sinh nở sau.

2. Những hiểu lầm thường gặp 

Khi mang thai, đặc biệt là “con so”, các gia đình châu Á thường có tâm lý dành trọn mọi dinh dưỡng thai phụ. Mẹ bầu được khuyến khích thèm gì ăn đó, ăn càng nhiều càng tốt bởi quan niệm cho rằng bé tăng càng nhiều ký thì càng khỏe mạnh, đúng như lời khuyên quen thuộc được truyền qua nhiều thế hệ: Mẹ bầu phải ăn cho 2 người. 

Ngược lại, có một quan điểm đang được mẹ bầu hiện đại quan tâm là làm sao để không tăng cân quá đà, vì nhiều phụ nữ sợ cảnh mất kiểm soát cân nặng trước và sau sinh. Các mẹ muốn biết bí quyết cho mẹ bầu tăng cân ít mà vẫn khoẻ hay cách ăn uống để “vào con không vào mẹ”. Hình ảnh những người nổi tiếng nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh cũng ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của mẹ bầu.

Giữa rất nhiều thông tin, mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái hoang mang, dễ có chế độ dinh dưỡng sai, ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
 
Mẹ hãy tìm hiểu chuẩn tăng cân thai kỳ để có chọn lựa khoa học nhé!

3. Mẹ bầu tăng bao nhiêu ký là chuẩn?

Trung bình thai phụ có thể trạng bình thường cần tăng 1-2kg trong 3 tháng đầu, 4-5kg trong 3 tháng giữa và 5-6kg trong 3 tháng cuối. Tuy nhiên, con số cân nặng cụ thể cho mỗi người sẽ tùy thuộc thể trạng thừa hay thiếu cân, mang một thai hay song thai, đa thai.

Theo khuyến cáo dành cho người châu Á, mẹ cần xác định chỉ số khối cơ thể (viết tắt là BMI) của mình ngay trước khi mang thai để xác định được số cân tăng hợp lý của mình trong thai kỳ:

Công thức tính: BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao (m) x Chiều cao (m)

  • Nếu trước khi có thai BMI trong giới hạn bình thường (BMI= 18,5 – 24,9) thì mức tăng cân khuyến nghị cho cả thai kỳ là 10-12kg.
  • Chị em trước khi có thai bị suy dinh dưỡng (BMI dưới 18,5) thì mức tăng cân khuyến nghị cần cao hơn, khoảng 15-18kg cho cả thai kỳ.
  • Chị em trước khi mang thai bị béo phì (BMI >= 25) thì chỉ nên tăng khoảng 6-8kg trong suốt thai kỳ.

Trường hợp song thai thì cần tăng 16-20kg cho cả thai kỳ. Các trường hợp đa thai khác nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

  • Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm. 
  • Trường hợp 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

4. Nguy cơ sức khoẻ khi mẹ tăng cân quá nhiều

a. Khi mang thai:

  • Gây ra cảm giác khó chịu dai dẳng như đau lưng, mệt mỏi, đau nhức vùng chân, giãn tĩnh mạch, chứng ợ nóng, bệnh trĩ, khó thở và đau khớp.
  • Gây ra tình trạng “mẹ thừa cân, con thiếu ký” – mẹ béo phì mà con lại thiếu dinh dưỡng do khi tăng cân quá nhanh và không đúng cách, chất dinh dưỡng sẽ không nuôi thai nhi như mẹ tưởng mà hầu hết sẽ đi vào cơ thể mẹ, tích tụ thành mỡ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, tiền sản giật, rối loạn đường huyết,…

b. Khi sinh nở:

  • Khi người mẹ càng tăng cân thì trọng lượng và kích thước của em bé cũng có thể tăng theo. Thai nhi quá to khiến quá trình sinh nở sẽ khó khăn hơn và tăng khả năng bị sinh non. Cụ thể, đầu bé quá lớn dễ bị chèn ép vào khung chậu trong khi xương vai mắc kẹt ở khoang chậu người mẹ, dễ khiến bé bị ngạt, có thể dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ các mẹ bầu chọn đẻ mổ ngày càng tăng cao. 

c. Sau khi sinh:

  • Mẹ ít sữa hoặc dễ bị tắc sữa: 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 75% những bà mẹ tăng hơn 11 – 25 kg số cân được khuyến cáo trong thời gian mang thai sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ hơn, với tỷ lệ thuận giữa số cân nặng thừa và khó khăn gặp phải.

  • Mẹ khó giảm cân, mắc bệnh béo phì:

Các thai phụ tăng cân quá mức sẽ khó giảm cân sau sinh gấp hai lần so với các thai phụ tăng đúng số cân như quy chuẩn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ tăng cân quá nhiều nếu không thể giảm cân trong vòng 6 tháng sau khi sinh sẽ dễ mắc bệnh béo phì trong 10 năm sau đó, và có khả năng gặp các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ hoặc các bệnh về tim mạch.

  • Bé có khả năng bị rối loạn chuyển hóa sau sinh: 

Những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi, kéo theo một loạt những nguy hiểm: hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não. Ngoài ra, các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nhiều hơn các bé khác. 

5. Cân nặng của thai nhi theo tiêu chuẩn quốc tế:

Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của bé qua từng tuần. Sau khi thăm khám và so sánh với bảng này, cả nhà sẽ biết con mình có đang phát triển tốt hay nhẹ cân cân - nặng cân hơn so với tiêu chuẩn không. Từ đó, mẹ sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, tập luyện sao cho phù hợp.
 

 

Bảng kích thước và cân nặng của thai nhi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2019

Tuần tuổi

Chiều dài (cm)

Cân nặng (g)

Tuần 1 - 4

Trứng được thụ tinh, phôi thai được 

 

Không đáng kể

Tuần 5 - 6

Hình thành hệ thần kinh

Tuần 7

Hoàn thiện phôi thai

Tuần 8 

1.6

1

Tuần 9

2.3

2

Tuần 10

3.1

4

Tuần 11

4.1

7

Tuần 12

5.4

14

Tuần 13

7.4

23

Tuần 14

8.7

43

Tuần 15

10.1

70

Tuần 16 

11.6

100

Tuần 17

13

140

Tuần 18

14.2

190

Tuần 19

15.3

240

Tuần 20

25.6

300

Tuần 21

26.7

360

Tuần 22

27.8

430

Tuần 23

28.9

500

Tuần 24

30

600

Tuần 25

34.6

660

Tuần 26

35.6

760

Tuần 27

36.6

875

Tuần 28

37.6

10005

Tuần 29

38.6

1150

Tuần 30

39.9

1320

Tuần 31

41.1

1500

Tuần 32

42.2

1700

Tuần 33

43.7

1920

Tuần 34

45

2150

Tuần 35

46.2

2380

Tuần 36

47.4

2620

Tuần 37

48.6

2860

Tuần 38

49.8

3080

Tuần 39

50.7

3290

Tuần 40

51.2

3460

 Bảng cân nặng và kích thước chuẩn quốc tế của thai nhi theo từng tuần tuổi 2020

6. Tại sao mẹ tăng trung bình từ 10 - 12kg còn bé chỉ nặng từ 3 - 4 kg?

Mức tăng trung bình từ 10 – 12 kg của cơ thể mẹ bầu bao gồm trọng lượng của em bé, lượng máu tăng, màng ối, nhau thai, lượng chất lỏng, chất béo dự trữ, kích thước ngực và tử cung tăng. 

7. Cách để cân nặng thai nhi đạt chuẩn

a. Đối với thai nhi nặng quá cân nặng tiêu chuẩn

  • Tập thể dục

Vận động thường xuyên, khoảng 30 phút/ngày với những môn thể dục nhẹ nhàng bắt đầu từ tuần thai thứ 29 sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn, không bị tăng mất kiểm soát. Nên tư vấn bác sĩ về các bài tập phù hợp thể trạng. 

  • Ăn uống khoa học:

Bên cạnh tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, thai phụ có thai nhi vượt quá nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng tăng cườngcác loại rau xanh và trái cây ít ngọt, tốt cho việc kiểm soát cân nặng nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng như táo, dâu, cải bó xôi, bông cải xanh, hạn chế lượng tinh bột, không ăn các loại bánh, kẹo, đồ ăn nhanh đồ ăn nhiều đường, không uống nước ngọt, và nên uống nhiều nước.

  • Tránh căng thẳng, stress:

Bà bầu cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng vì đây là trạng thái khiến mẹ thèm ăn tâm lý, ảnh hưởng trao đổi chất nên dễ gây ra tình trạng béo phì.

  • Đặc biệt lưu ý: không cố gắng nhịn ăn để giảm cân.

b. Đối với thai nhi nặng dưới mức tiêu chuẩn

  • Tập thể dục:

Tập thể dục nhẹ nhàng có lợi cho quá trình trao đổi chất, giúp thai phụ tăng cảm giác ăn ngon miệng từ đó hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn để cung cấp cho bé.

  • Ăn nhiều bữa

Tăng cường bữa ăn trong ngày với 3 bữa chính 3 bữa phụ sẽ giúp mẹ bầu nạp được nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi dưỡng thai nhi.

  • Tránh căng thẳng: 

Suy nghĩ tích cực, tránh tình trạng lo lắng căng thẳng sẽ hỗ trợ thai phụ kiểm soát cân nặng tốt hơn

  • Sử dụng thực phẩm bổ sung

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần có theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp thai nhi phát triển đạt chuẩn nhanh và hiệu quả hơn.

  • Uống sữa dành cho mẹ bầu

Kết hợp uống thêm các loại sữa dành cho bà bầu phù hợp để giúp thai nhi tăng cân nặng đúng chuẩn. 
 

8. Các tình huống thường gặp và giải pháp

a. Tăng cân quá nhiều/ quá nhanh:

  • Ăn sáng giàu dinh dưỡng gồm một lượng vừa đủ protein, carbohydrate, chất xơ và một lượng nhỏ chất béo có lợi.
  • Ăn rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm từ sữa ít béo. Không nên dùng các thức ăn chế biến sẵn, khoai tây chiên đóng gói và các món tráng miệng có nhiều đường.
  • Dự phòng các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như sữa chua, cà rốt và trái cây tươi như táo hoặc chuối để hạn chế cảm giác thèm ăn vặt.
  • Chọn những “món thay thế” cho thức ăn nhiều chất béo như sữa chua thay cho kem, bánh mì tròn thay cho bánh rán, bỏng ngô thay cho khoai tây chiên.
  • Uống nước lọc thay nước trái cây.
  • Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng với sự tư vấn của bác sĩ như 20 phút đi bộ mỗi ngày.

b. Khó tăng cân:

  • Uống sữa mỗi ngày, có thể kết hợp sữa với trái cây để bổ sung vitamin C và chất xơ, thêm kem để tăng cường bổ sung calorie và canxi.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất béo tốt như trái bơ hoặc các loại hạt.
  • Trái cây khô: không dễ gây no như trái cây tươi nên mẹ có thể ăn nhiều hơn, nhờ vậy có thêm lượng calorie lành mạnh.
  • Thêm vào các bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính.

9. Lưu ý khi theo dõi cân nặng của mẹ bầu

Mẹ bầu nên kiểm tra cân nặng của mình 1 lần/ tuần vào một thời điểm cố định trong ngày với cùng chiếc cân cho cả thai kỳ. Thời điểm tốt nhất để cân là buổi sáng sớm vừa mới thức dậy khi cơ thể còn đói.

KẾT:

Nhờ tìm hiểu sâu những vấn đề liên quan đến cân nặng trong thai kỳ mà mẹ bầu biết cách tăng cân hợp lý ngay từ sớm, từ đó hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như đảm bảo sự phát triển đầy đủ của thai nhi trong hiện tại và cả những lần mang thai sau. 

 

Dinh dưỡng trong hành trình 1000 ngày mang thai không chỉ là nền tảng cho cuộc vượt cạn thành công an toàn mà còn góp phần hình thành nên những “dấu ấn” quan trọng nhất của lập trình dinh dưỡng, điều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành.
 
Nuti IQ Mum Grow là dòng sản phẩm cao cấp của Nutifood được đặc chế với sự kết hợp khoa học các dưỡng chất như: DHA, Lutein, Tryptophan, Cholin, Sắt, Axit Folic, Nano Canxi, Prebiotics (FOS/ Inulin), Vitamin và khoáng chất giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón thai kỳ cho mẹ đồng thời hỗ trợ phòng ngừa dị tật, tăng cường phát triển não bộ, thị giác, hệ xương răng cho bé yêu trong thời kỳ mang thai và đầu sau sinh đặc biệt này.

https://nutifood.com.vn/images/tintuc-sukien/Nuti%20IQ%20Gold%20Huong%20Vanilla.png

           Nuti IQ Mum Gold Hương Vanilla

https://nutifood.com.vn/images/tintuc-sukien/Nuti%20IQ%20Mun%20Gold%20Chocolate.png

                Nuti IQ Mum Gold Chocolate

Khi cần được tư vấn, liên hệ số điện thoại (028) 38255 777 hoặc email:  nutiood@nutifood.com.vn

Xem thêm thông tin sản phẩm dinh dưỡng Nuti IQ Mum Gold tại: www.nutifood.com.vn

 

 

Cùng chuyên mục

NutiMilk
Hotline
Hotline