Những điều mẹ cần biết về sự phát triển của thai nhi

 18/02/2021

Nội dung bài viết:

  1. 3 thời kỳ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ
  2. Chi tiết sự phát triển của thai nhi theo từng tháng
  3. Những thay đổi của mẹ theo sự phát triển của thai nhi
  4. Lịch siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi
  5. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi là chủ đề được nhiều ba mẹ quan tâm hàng đầu trong suốt thai kỳ. Sự mong ngóng, hồi hộp gặp bé yêu của cả nhà cứ thế lớn dần theo các giai đoạn phát triển thai kỳ. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu về sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ theo từng tuần, từ đó theo dõi và khám thai định kỳ theo chỉ định để thai kỳ suôn sẻ, “mẹ tròn con vuông.”

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là quan tâm hàng đầu của cả gia đình

1. 3 thời kỳ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ:

Sự phát triển của thai nhi được khởi đầu khi quá trình thụ tinh giữa tinh trùng người cha với noãn của người mẹ diễn ra ở ⅓ ngoài của vòi trứng, tạo thành một hợp tử gọi là trứng. Sau 3-4 ngày, trứng sẽ từ từ di chuyển vào tử cung để làm tổ. Tuổi thai được tính trung bình là 40 tuần hay 9 tháng 10 ngày, được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng đến ngày dự sinh. Cả thai kỳ được chia làm 3 giai đoạn quan trọng cho sự phát triển và trưởng thành của thai nhi:

  • Thời kỳ trứng: 

Trứng đã được thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung và bám ổn định vào thành tử cung. Tại đây, trứng sẽ tiếp tục hoạt động phân chia một thành nhiều tế bào để hình thành phôi.

  • Thời kỳ phôi thai: 

Giai đoạn từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8 sau khi thụ thai thành công là thời gian sắp xếp. hình thành các bộ phận của thai nhi gồm ngũ quan, tứ chi, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh tuy kích thước phát triển không đáng kể. Bào thai tuần thứ 8 chỉ dài khoảng 3cm, nặng 5 gam. 

  • Thời kỳ thai nhi: 

Tuần thứ 9 sau khi thụ thai đến lúc sinh là thời kỳ hoàn chỉnh cấu tạo tổ chức cơ thể. Các cơ quan, bộ phận đã xuất hiện đầy đủ và chỉ còn cần phát triển lớn dần, cân nặng sẽ tăng dần và đạt 1.1000g vào tháng thứ 7. Sau đó, cân nặng mỗi tháng tăng trung bình 700gam cho đến khi đạt 3000 - 3.2000gam ở cuối thai kỳ.

2. Chi tiết sự phát triển của thai nhi theo từng tháng:

 

  • Tháng thứ 1: Hình thành hệ tuần hoàn, tim bắt đầu đập, gan thận bắt đầu phát triển, mắt và tai bắt đầu thành hình, hệ thần kinh và tứ chi chưa định hình rõ ràng, hệ thần kinh chuẩn bị hình thành.
  • Tháng 2: Đã có thể phân biệt được phần đầu, thân, chân tay của thai nhi, hệ thống thị giác và thính giác phát triển; não bộ và hệ thần kinh bắt đầu phát triển; tim, gan, thận,... đều đã thành hình.
  • Tháng 3: Hình thành ngón tay, ngón chân, vân tay, khuỷu tay và đầu gối, thận bắt đầu hoạt động, tuyến giáp bắt đầu tiết ra nội tiết tố.
  • Tháng 4,5: Phát triển nội tạng và tứ chi, số lượng tế bào thần kinh tăng lên, thai nhi bắt đầu hô hấp, da bắt đầu tích lũy chất béo, đây là thời kỳ phát triển trí não rất quan trọng.
  • Tháng 6: Mắt và lông mày đã rõ nét, móng tay dài ra, da mỏng, đã nghe thấy âm thanh từ thế giới bên ngoài.
  • Tháng 7,8: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác đã hoàn thiện và bắt đầu hoạt động.
  • Tháng 9: Tích lũy đủ chất béo dưới da, hình thành tuyến bã nhờn dưới da, làn da có màu hồng, các cơ quan nội tạng trưởng thành dần, có khả năng tự hít thở và điều tiết thân nhiệt.
  • Tháng 10: Cơ bắp, nội tạng, hệ thần kinh, hệ hô hấp và bộ phận sinh dục đã hoàn thiện, phục vụ cho việc tự hít thở và điều chỉnh thân nhiệt sau khi chào đời.

Sự phát triển của thai nhi được chia thành 3 tam cá nguyệt

3. Những thay đổi của mẹ bầu theo sự phát triển của thai nhi:

Sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi trong suất 40 tuần thai kỳ kéo theo nhiều sự thay đổi ở cơ thể mẹ. Không đơn thuần là những dấu hiệu tăng cân hay ốm nghén, bất kỳ triệu chứng khó chịu nào dưới đây đều có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sức khỏe cho thai phụ nên rất cần cả gia đình lưu ý theo dõi:

  • Nghén: 

Nghén là biểu hiện sinh lý thường gặp nhất trong thai kỳ với mức độ nặng hoặc nhẹ, thời gian ngắn hay dài khác nhau ở từng người. Biểu hiện phổ biến nhất là chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, khó tiêu chướng bụng, nôn ói, vị giác thay đổi, khứu giác rất nhạy cảm với mùi.Trường hợp nghén nặng, nôn ói nhiều nhưng không ăn uống được bất cứ thứ gì nên đến bác sĩ để được tư vấn, xử trí.

  • Táo bón: 

Hiện tượng táo bón có thể xuất hiện và kéo dài trong suốt thai kỳ và dần biến mất sau khi thai nhi chào đời. Sự thay đổi nội tiết tố, áp lực của thai nhi đang lớn dần lên các cơ quan trong cơ thể, uống viên sắt hoặc chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động trong thai kỳ khiến mẹ dễ táo bón. Nếu tình trạng táo bón trở nặng, gây đau đớn nhiều, nguy cơ bị trĩ thì nên đi khám chứ không nên tự ý uống thuốc.

  • Phù thũng:

Phần bắp chân sưng lên, nhiều lúc còn thấy đau nhức, tê chân, nếu ấn vào bắp chân, bàn chân để lại vết lõm là hiện tượng phù thủng, có thể do thai lớn chèn ép gây cản trở lưu thông, ứ đọng máu ở tĩnh mạch chi dưới, cũng có thể là biểu hiện của tình trạng tăng huyết áp, tiền sản giật, mẹ bầu nên khám để được tư vấn chăm sóc phù hợp.  

  • Chuột rút (vọp bẻ): 

Nhu cầu Canxi, Magie tăng cao khi mang thai nếu không được đáp ứng đầy đủ dễ gây ra tình trạng chuột rút thường xuyên. 

  • Lo âu: 

Mẹ bầu phải đối mặt với nhiều thay đổi về cơ thể, thường xuyên mệt mỏi, suy nghĩ lo lắng cho thai nhi khiến gây ra tình trạng căng thẳng.

  • Đau lưng:

Một trong những thay đổi gây khó chịu nhất cho thai phụ là những cơn đau lưng do sự thay đổi nội tiết tố tác động đến các khớp và dây chằng, trọng tâm cơ thể thay đổi khi thai nhi lớn dần, ngồi sai tư thế. 

4. Lịch siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi:

Khám thai định kỳ là một việc vô cùng quan trọng bởi không chỉ giúp gia đình biết được sự phát triển của thai nhi cũng như sự thay đổi thể chất của thai phụ mà còn giúp kiểm soát kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn trong thai kỳ. Để bé ra đời thật an toàn và khỏe mạnh, mẹ bầu cần đi khám thai đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ ngay từ khi bắt đầu mang thai.

Theo quy định của ngành y tế, một thai kỳ bình thường cần phải được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên, khuyến khích khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi theo tuần. Đặc biệt, với những thai phụ có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp thì số lần khám phải còn nhiều hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.

Khám thai và siêu âm đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi

3 THÁNG ĐẦU (Tam Cá Nguyệt thứ 1)

• Lần khám đầu tiên:

Siêu âm trong lần khám đầu tiên sau khi bị chậm kinh 1-3 tuần sẽ giúp xác định thai đã đi vào tử cung chưa, tinh số lượng thai và dò tim thai. Đồng thời, để có thể tư vấn đầy đủ và chính xác cách dưỡng thai phù hợp với bệnh sử của mẹ, thai phụ sẽ được khám tổng quát sức khỏe, làm xét nghiệm để phát hiện bệnh lý của thai phụ như tim sản, tiểu đường, cao huyết áp, u buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung. Thời gian khám lần tiếp theo và cách điều trị bệnh của mẹ (nếu có) cũng sẽ được đề cập trong lần khám này. 

• Lần khám thứ 2: 

Lần siêu âm rơi vào giai đoạn giữa tuần thứ 11 -13 này sẽ giúp tính tuổi thai chính xác nhất nếu thai phụ không nhớ rõ ngày kinh cuối cùng hay có kinh nguyệt không đều. Kỹ thuật đo độ mờ da gáy cũng sẽ được tiến hành để tầm soát bệnh Down ở bé.

3 THÁNG GIỮA (Tam Cá Nguyệt thứ 2)

• Lần khám thứ 3:

Diễn ra vào tuần thai thứ 15 -16, siêu âm và thăm khám các chỉ số thông thường, cân nặng, huyết áp, xét nghiệm sàng lọc Triple test nhằm dự đoán nguy cơ mắc bệnh Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai.

• Lần khám thứ 4:

Lần khám này rơi vào tuần 22 - 28 để tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi. Kỹ thuật siêu âm 3D, 4D giúp kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể như hở hàm ếch, sứt môi, cơ quan và nội tạng dị dạng. Sau giai đoạn này, thai nhi quá lớn khó phát hiện bất thường.

3 THÁNG CUỐI (Tam cá nguyệt thứ 3)

Thông thường, thai phụ sẽ có lần khám thứ 5 ở tuần 28-32, lần thứ 6  ở tuần 32-34 tuần, lần thứ 7 ở tuần 34-36 tuần. Từ tuần 36 - 39, người mẹ cần khám thai hằng tuần và khám mỗi 3 ngày từ tuần 39 trở đi. 

Trong 3 tháng cuối, ngoài việc thăm khám như những lần trước, theo dõi tăng cân mẹ, phát triển thai nhi, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván. 

Khi thai được 7 tháng tuổi, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu, siêu âm đánh giá phát triển thai nhi. Khám chẩn đoán ngôi thai, vị trí nhau thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ cũng được xác định để tiên lượng cuộc sanh sắp tới dễ hay khó và có nguy cơ nào. 

Kể từ tuần thứ 36 (tháng thứ 9), thai phụ sẽ được siêu âm màu theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn, tình trạng bám của nhau thai, dự đoán cân nặng thai nhi... Tùy tình trạng thực tế, có thể bác sĩ sẽ hẹn bạn khám thai mỗi tuần cho đến lúc sinh hoặc có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần).

Trong trường hợp phải sinh mổ như khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ, nhau tiền đạo, ngôi mông bé to thì những lần khám cuối càng có ý nghĩa quan trọng để bác sĩ xác định hình thức phù hợp cũng như tư vấn thai phụ nên chọn sinh tại cơ sở y tế nào, cấp quận huyện hay cấp tỉnh tùy vào tình hình phát triển của thai nhi.

5. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi:

a. 3 tháng đầu thai kỳ:

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn phôi thai hình thành nên nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tương đương với ngay thường về mức năng lượng khoảng 1800kcal/ ngày nhưng cần chú ý các chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi . Mẹ có thể duy trì bữa ăn như bình thường nhưng lưu ý tăng cường các loại thực phẩm giàu chất đạm, sắt, kẽm, Axit Folic, I-ốt như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, hoa quả và uống bổ sung viên sắt 60mg và Axit Folic 400mcg mỗi ngày 1 viên từ lúc có thai cho đến 1 tháng sau sinh. 

b. 3 tháng giữa thai kỳ:

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, ăn ngon miệng hơn do các cơn buồn nôn, nghén đã giảm dần. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển đặc biệt nhanh ở khung xương. Mẹ cần cung cấp mức năng lượng khoảng 2200kcal/ ngày bằng cách ăn thêm ½ chén cơm và đa dạng thức ăn cho mỗi bữa và uống thêm 200 - 400ml sữa/ ngày để đảm bảo cung cấp đủ 1200mg nhu cầu Canxi.

Uống sữa giàu Canxi giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi 

Nhằm đảm bảo cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu, các chuyên gia dinh dưỡng tại NutiFood đã cho ra đời dòng sản phẩm Nuti IQ Mum Gold không chỉ cung cấp đủ mức năng lượng cần thiết, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng mà còn đảm bảo nhu cầu các dưỡng chất đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, phòng ngừa dị tật như Axit Folic, DHA, Lutein, Nano Canxi... Với công thức IQ Complex, Nuti IQ Mum Gold đã được chứng minh lâm sàng có hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, hỗ trợ phát triển não bộ cho bé, giúp bé tăng cân và tăng chiều cao.

c. 3 tháng cuối thai kỳ:

Ba tháng cuối của thai kỳ, bụng của mẹ to rõ rệt vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về cân nặng. Mẹ cần mức năng lượng 2400 Kcal/ngày, không chỉ cung cấp cho sự hoàn thiện của thai nhi mà còn để dự trữ trong cơ thể để sản xuất sữa, bù đắp lượng máu mất khi sinh.

NGUỒN:

Tài liệu Chuẩn bị làm mẹ - Tủ sách TT Dinh Dưỡng TP.HCM

 

Dinh dưỡng trong hành trình 1000 ngày mang thai không chỉ là nền tảng cho cuộc vượt cạn thành công an toàn mà còn góp phần hình thành nên những “dấu ấn” quan trọng nhất của lập trình dinh dưỡng, điều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành.

Nuti IQ Mum Gold là dòng sản phẩm cao cấp của Nutifood được đặc chế với sự kết hợp khoa học các dưỡng chất như: DHA, Lutein, Tryptophan, Cholin, Sắt, Axit Folic, Nano Canxi, Prebiotics (FOS/ Inulin), Vitamin và khoáng chất giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón thai kỳ cho mẹ đồng thời hỗ trợ phòng ngừa dị tật, tăng cường phát triển não bộ, thị giác, hệ xương răng cho bé yêu trong thời kỳ mang thai và đầu sau sinh đặc biệt này.

https://nutifood.com.vn/images/tintuc-sukien/Nuti%20IQ%20Gold%20Huong%20Vanilla.png

Nuti IQ Mum Gold Hương Vanilla

https://nutifood.com.vn/images/tintuc-sukien/Nuti%20IQ%20Mun%20Gold%20Chocolate.png

Nuti IQ Mum Gold Chocolate

Khi cần được tư vấn, liên hệ số điện thoại (028) 38255 777 hoặc email:  nutifood@nutifood.com.vn

Xem thêm thông tin sản phẩm dinh dưỡng Nuti IQ Mum Gold tại: www.nutifood.com.vn

Cùng chuyên mục

NutiMilk
Hotline
Hotline