Cẩm nang tiền thai kỳ cho mẹ bầu tương lai

 18/02/2021

Nội dung bài viết:

  1. Độ tuổi lý tưởng nhất để mang thai và sinh con
  2. Cần chuẩn bị gì trước khi quyết định có con?
  3. Cẩm nang kiểm tra sức khỏe tiền thai kỳ dành cho bố và mẹ:
  4. Những dưỡng chất quan trọng nhất giai đoạn tiền thai kỳ:

Có con là một sự thay đổi trọng đại của người làm bố, làm mẹ và muốn chuẩn bị tốt nhất cho vai trò này, các bố mẹ sẽ cần chủ động tìm hiểu rất nhiều thông tin. Cẩm nang dưới đây sẽ giúp ba mẹ biết mình cần chuẩn bị những gì trước ở giai đoạn tiền thai kỳ, để cả hai sẵn sàng cả về sức khoẻ và tâm lý

1. Độ tuổi lý tưởng nhất để mang thai và sinh con:

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, độ tuổi sinh sản lý tưởng nhất của phụ nữ là từ 24 - 29 tuổi. Trong độ tuổi này, cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển toàn diện nhất, chất lượng nang trứng tốt nhất, hệ thống xương khớp được canxi hóa hoàn toàn, độ đàn hồi của da tốt, sức đề kháng tốt giúp thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất và khỏe mạnh nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Cả bố và mẹ đều cần tìm hiểu cẩm nang tiền thai kỳ để chuẩn bị thật tốt cho việc có con

2. Cần chuẩn bị gì trước khi quyết định có con?

Có con là một trong những quyết định quan trọng nhất của các cặp vợ chồng. Đặc biệt đối với người phụ nữ, việc mang thai là một nhiệm vụ khó khăn, vất vả, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thiếu kiến thức và sự chuẩn bị. Chính vì vậy, việc lên kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ về sức khỏe, tài chính và tâm lý chào đón thành viên mới là vô cùng cần thiết.

a. Tâm lý:

Nhiều nghiên cứu có thấy sức khỏe tâm lý của người mẹ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của thai nhi, không chỉ trong giai đoạn thai kỳ mà còn kéo dài suốt những năm đầu đời. Cụ thể, người mẹ khi mang thai trong tâm thế hoảng sợ, buồn bã, lo lắng làm thay đổi hormone đi vào thai nhi, khiến bé sinh ra đề kháng kém, thể chất yếu và thường quấy khóc hơn.

Vì thế, việc quản lý tốt cảm xúc và tạo ra một môi trường thoải mái cho mẹ bầu là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, cả gia đình đều cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho những thay đổi lớn trong cuộc sống và công việc khi chào đón một đứa bé ra đời. Người bố sẽ là điểm tựa tinh thần, là người giúp đỡ người mẹ khi phải đối mặt với nhiều thay đổi về vóc dáng, cân nặng, những mệt mỏi và bất tiện khi mang thai.

b. Tài chính:

Có kế hoạch chuẩn bị tài chính trước khi có con không chỉ giúp bé có một điều kiện phát triển đầy đủ và ổn định những năm tháng đầu đời mà còn giúp gia đình, đặc biệt là người phụ nữ không bị áp lực, lo lắng quá mức khi mang thai. Dưới đây là một số chi phí cần cân nhắc:

  • Chi phí trước sinh: các loại thuốc bổ, sữa bầu cho mẹ, chi phí khám sức khỏe tiền thai kỳ, chi phí tiêm ngừa, siêu âm theo dõi thai nhi, chuẩn bị quần áo và đồ dùng cho bé, chi phí sách thai giáo...
  • Chi phí sinh nở: phí nhập viện và nằm viện, chi phí sinh mổ hoặc sinh thường, chi phí hồi sức, chi phí chăm sóc mẹ và bé,...
  • Chi phí sau sinh: tẩm bổ cho sức khỏe người mẹ, tiền mua quần áo, bỉm sữa và đồ dùng cho bé
  • Chi phí nuôi con và cho bé đi nhà trẻ, đi học.

c. Kiến thức:

Bên cạnh thống nhất về phong cách nuôi dạy con, tốt nhất là cả người bố và người mẹ đều được cập nhật đầy đủ những kiến thức khoa học về sức khỏe sinh sản, cách chăm sóc mẹ bầu trong suốt thai kỳ, cách chăm sóc bé bằng cách:

  • Đọc sách, báo ở những nguồn uy tín.
  • Tư vấn trực tiếp từ bác sĩ sản khoa.
  • Các lớp học tiền sản do các bệnh viện tổ chức.

Không chỉ mẹ bầu, cả người chồng và gia đình đều cần tham khảo những cẩm nang kiến thức chăm sóc bé

3. Cẩm nang sức khỏe tiền thai kỳ :

Sau khi đã quyết định có con, cả cả hai vợ chồng đều cần chú trọng yếu tố sức khỏe bằng cách kiểm tra sức khỏe tiền sản, điều chỉnh và duy trì lối sống lành mạnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tỉ lệ thụ thai thành công và đảm bảo em bé được sinh ra khỏe mạnh.

  • Khám sức khỏe tiền thai kỳ:

Cả hai vợ chồng cùng đi khám sức khỏe tổng quát tối thiểu 3 tháng trước thời điểm dự định thụ thai để kiểm soát tình trạng sức khỏe, kiểm soát bệnh di truyền, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong thai kỳ như sảy thai, thai bệnh bẩm sinh hoặc thai nhi bị dị dạng. Khác với khám sức khỏe thông thường, kiểm tra tiền thai kỳ còn tập trung vào sức khỏe của cơ quan sinh dục, hễ miễn dịch và tầm soát những bệnh di truyền như: 

  • Bệnh răng miệng: khám và điều trị triệt để bệnh răng miệng trước khi có ý định mang thai. Hạn chế tình trạng nhổ răng, uống thuốc chữa viêm răng 
  • Bệnh đái tháo đường: xét nghiệm đường huyết trước khi có thai, nếu phát hiện bệnh cần kiểm soát tốt và có sự tư vấn của bác sĩ về dinh dưỡng và thuốc trong suốt thai kỳ.
  • Tăng huyết áp: cần có sự tham vấn và theo dõi của bác sĩ vì những nguy cơ do bệnh gây ra cho cả mẹ và con.
  • Bệnh thiếu máu: ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ, phải chắc chắn mẹ không thiếu máu trước khi mang thai. Nên bổ sung viên sắt đầy đủ trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
  • Bệnh khác: bệnh về nội tiết, tim mạch, tuyến giáp, bệnh lây qua đường tình dục, u vú, u xơ tử cung, u buồng trứng,... cần được phát hiện và xử lý kịp thời đảm bảo mẹ khỏe mạnh đón chào sự ra đời của bé.
  • Tẩy giun sán: giúp bạn khỏe mạnh và có thai kỳ tốt, nên định kỳ tẩy giun cho cả gia đình 6 tháng/ lần. 

a. Ngưng sử dụng thuốc:

Hàm lượng thuốc tồn dư trong cơ thể mẹ do thụ thai quá gần thời điểm ngưng thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Cần ngưng sử dụng thuốc ngừa thai 2 - 3 tháng trước khi có ý định thụ thai, nếu phải dùng các thuốc điều trị bệnh thì rất cần sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào.

Cẩn thận khi sử dụng thuốc trong thai kỳ là một trong những lưu ý quan trọng nhất trong cẩm nang.

b. Giữ cơ thể khỏe mạnh:

Việc duy trì cân nặng khỏe mạnh trước khi  mang thai không chỉ giúp quá trình sinh nở được diễn ra an toàn, bé sinh ra khỏe mạnh mà người mẹ còn phòng ngừa được các bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ và dễ dàng lấy lại cân nặng bình thường sau khi sinh. Để chuẩn bị cho quá trình mang thai, vượt cạn và chăm sóc bé, mẹ cần duy trì một mức cân nặng lý tưởng với:

BMI (Chỉ số khối cơ thể) trong khoảng từ 18,5 - 22,9 

công thức BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]

VD: Nữ cao 1,6m thì cân nặng khỏe mạnh được khuyến nghị cho thai kỳ dao động trong khoảng

[1.6 x 1,6 x 18.5] kg đến [1,6 x 1,6 x 22,9] kg nghĩa là từ: 47,4kg đến 58,6 kg

Làm gì nếu THIẾU CÂN trước thai kỳ?

Làm gì nếu THỪA CÂN trước thai kỳ?

• Nên ăn nhiều hơn hiện tải, uống từ 2 đến 3 ly sữa/ ngày. 

• Cần tăng cường chất béo, chất đạm và chất bột đường trong khẩu phần, ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ.

• Vận động ít nhất 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon. 

• Cần khám và điều trị thêm về dinh dưỡng tại cơ sở y tế hoặc nhận tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng.

• Cần quyết tâm giảm cân, đưa cân nặng về mức cân nặng lý tưởng vì sức khỏe của bản thân và của con.

• Vận động nhiều hơn hiện tại từ 30 - 60 phút/ngày.

• Giảm năng lượng khẩu phần ăn hằng ngày: nên giảm khoảng ¼ lượng cơm bạn đang ăn trong bữa chính, tránh thức ăn béo, ngọt.

• Tăng cường rau, trái cây, chọn trái cây ít ngọt.

• Ăn đủ bữa, ngày 3 bữa chính, không được nhịn ăn, bỏ bữa.

• Không ăn khuya sau 8 giờ tối.

• Ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 10 giờ đêm.

3. Duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh:

  • Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Tránh xa rượu bia vì có thể gây sẩy thai, làm thai chậm phát triển.
  • Hạn chế tối đa trà, cà phê và các chất kích thích vì chúng không tốt cho thai nhi.
  • Các dịch vụ làm đẹp: tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các hóa chất như thuốc nhuộm, uốn, duỗi tóc, kem trị mụn, nước hoa, sơn móng tay,.. vì chứa các độc tố ảnh hưởng đến thụ thai và thai nhi.
  • Ngủ đủ giúp tinh thần sảng khoái, cơ thể tràn đầy năng lượng, nâng cao sức đề kháng.
  • Duy trì lối sống năng động, tập thể dục hàng ngày, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có chất độc hại. 
  • Thường xuyên hoạt động thể lực phù hợp khả năng.
  • Thay đổi môi trường làm việc nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiều tia bức xạ hoặc tiếp xúc thường xuyên với kim loại nặng.

4. Những dưỡng chất quan trọng nhất giai đoạn tiền thai kỳ:

Dinh dưỡng trong thai kỳ luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi đây là giai đoạn mẹ cần một lượng lớn năng lượng cũng như những dưỡng chất đặc thù để hình thành và nuôi dưỡng bào thai. Muốn vậy trước khi mang thai cơ thể người mẹ phải ở trong trạng thái sẵn sàng nhất, các kho dự trữ dinh dưỡng đầy đủ nhất, không bị thiếu hụt bất cứ chất dinh dưỡng nào và khi mang thai tiếp tục được bổ sung một cách hợp lý.

Mẹ bầu nên tham khảo các cẩm nang dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống thai kỳ khoa học

a. Chất Sắt:

Sắt là chất quan trọng tạo máu, mang oxy nuôi dưỡng cơ thể mẹ và thai nhi. Thiếu sắt khi mang thai không chỉ làm thai nhi dễ sinh non, nhẹ cân, sự phát triển thể chất và trí não bị ảnh hưởng mà còn khiến mẹ đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, khả năng cao bị sảy thai, băng huyết sau sinh và tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và con. Các thực phẩm giàu Sắt: Mộc nhĩ, huyết bò, mè, gan, đậu nành, rau đay, cật, mề, đậu đen, rau dền, mực khô, đậu xanh,...

b. Canxi:

Nhu cầu Canxi của mẹ bầu nhiều hơn 60% so với bình thường nhằm hình thành và phát triển hệ xương răng cho bé, giúp co cơ, đông máu và dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Việc thiếu Canxi trong thai kỳ sẽ khiến cơ thể rút nguồn Canxi dự trữ từ xương mẹ để sử dụng cho con, lâu dần khiến mẹ bị loãng xương sớm, đau tê chân, đau lưng, đau khớp, răng yếu, hay chuột rút, co giật và bé bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ.

Ngoài bổ sung các thực phẩm giàu canxi như rạm tươi, tép khô, ốc bươu, phô mai, đậu hũ, rau má, nấm hương khô, rau mồng tơi, rau ngót, đậu nành, đậu trắng, cá mè, lòng đỏ trứng, các sản phẩm làm từ sữa (sữa chua, phô mai, sữa bột tách béo,...), mẹ còn cần hạn chế sử dụng trà, cà phê và nước ngọt có gas làm cản trở hấp thu Canxi và tăng cường tiếp xúc với nắng sáng sớm để tăng tạo vitamin D giúp hấp thu Canxi hiệu quả hơn.

c. Axit Folic:

Axit Folic hay còn được gọi là Vitamin B9 hay Folate, là dưỡng chất quan trọng có vai trò hoàn thiện quá trình biệt hóa và hình thành ống thần kinh, đặc biệt là trong 4 tuần đầu của thai kỳ. Thực phẩm giàu Axit Folic có thể kể đến: măng tây, bông cải xanh, bơ tươi, bắp cải, ngũ cốc, ớt chuông, đu đủ, cam,... 

Axit Folic khi gặp nhiệt độ và tia cực tím bị hao hụt từ 50-90% nên rất dễ mất đi trong quá trình chế biến. Thai phụ nên bổ sung bằng sữa để đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị 600 mcg/ ngày, giúp phòng ngừa tình trạng trẻ bị vô sọ, nứt đốt sống, liệt chi. Ngoài ra, vì việc biểu hiện thụ thai thành công thường mất một khoảng thời gian nên các bác sĩ khuyên phụ nữ nên uống bổ sung Axit Folic ngay từ khi bắt đầu có ý định mang thai. 

d. DHA:

DHA là một loại axit béo không no nằm trong nhóm Omega 3, là dưỡng chất chiếm đa số trong cấu trúc não và chất nền mắt. Thiếu DHA ở mẹ không chỉ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ mà còn tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng sau này. Mẹ có thể chủ động bổ sung DHA trong thai kỳ qua cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, dầu đậu nành,  dầu bắp, dầu hướng dương, hạt điều, hạt hạnh nhân, óc chó,...

Yếu tố dinh dưỡng luôn là yếu tố được chú trọng hàng đầu trong suốt thai kỳ.

Một khi quyết định có con, vấn đề ăn gì, uống gì không còn đơn thuần là sở thích và thói quen của riêng mẹ nữa, mà giờ đây mẹ còn phải lựa chọn, cân nhắc rất nhiều để vừa tăng cường sức khỏe của bản thân trong thai kỳ, vừa cung cấp đầy đủ những dưỡng chất quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển toàn diện của thai nhi.

Để giúp mẹ có một thai kỳ nhẹ nhàng mà vẫn khỏe mạnh trọn vẹn, các chuyên gia tại NutiFood đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm Nuti IQ Mum Gold đặc chế cho mẹ trong thời kỳ mang thai với công thức đặc chế IQ- Complex không chỉ cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng cần thiết để khỏe mạnh trong suốt thai kỳ mà còn đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ những dưỡng chất quan trọng nhất trong thai kỳ như Axit Folic, DHA Lutein, Sắt, Nano Canxi giúp bé phát triển não bộ và thị giác, xây dựng nền tảng hệ xương răng vững chắc đồng thời giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa dị tật thai nhi và ngăn ngừa táo bón thai kỳ.

Theo NutiFood

Dinh dưỡng trong hành trình 1000 ngày mang thai không chỉ là nền tảng cho cuộc vượt cạn thành công an toàn mà còn góp phần hình thành nên những “dấu ấn” quan trọng nhất của lập trình dinh dưỡng, điều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành.

Nuti IQ Mum Gold là dòng sản phẩm cao cấp của Nutifood được đặc chế với sự kết hợp khoa học các dưỡng chất như: DHA, Lutein, Tryptophan, Cholin, Sắt, Axit Folic, Nano Canxi, Prebiotics (FOS/ Inulin), Vitamin và khoáng chất giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón thai kỳ cho mẹ đồng thời hỗ trợ phòng ngừa dị tật, tăng cường phát triển não bộ, thị giác, hệ xương răng cho bé yêu trong thời kỳ mang thai và đầu sau sinh đặc biệt này.

https://nutifood.com.vn/images/tintuc-sukien/Nuti%20IQ%20Gold%20Huong%20Vanilla.png

Nuti IQ Mum Gold Hương Vanilla

https://nutifood.com.vn/images/tintuc-sukien/Nuti%20IQ%20Mun%20Gold%20Chocolate.png

Nuti IQ Mum Gold Chocolate

Khi cần được tư vấn, liên hệ số điện thoại (028) 38255 777 hoặc email:  nutifood@nutifood.com.vn

Xem thêm thông tin sản phẩm dinh dưỡng Nuti IQ Mum Gold tại: www.nutifood.com.vn

Cùng chuyên mục

NutiMilk
Hotline
Hotline